Home Phần mềm Tìm hiểu thông tin phần mềm seo web Google Keyword Planner

Tìm hiểu thông tin phần mềm seo web Google Keyword Planner

Google Keyword Planner là một “trợ thủ đắc lực” phần mềm seo web mà mọi nhà sáng tạo nội dung không thể bỏ qua. Ngoài khả năng phân tích cơ bản, bộ công cụ lập từ khóa còn liên tục cập nhập những xu hướng mới nhất nhằm hỗ trợ tốt SEOer trong việc xây dựng keyword. Hãy cùng tìm hiểu hiểu kỹ hơn về Google keyword Planner và cách sử dụng như thế nào qua bài viết dưới đây nhé!

1. Google Keyword Planner là gì?

Google Keyword Planner còn được biết đến với tên gọi Google Keyword Tool. Thông qua công cụ này, nhà quảng cáo có thể xác định đối tượng mục tiêu, nghiên cứu từ khóa mà người dùng tìm kiếm nhiều nhất. Từ đó xây dựng chiến lược SEO và quảng cáo Google Adwords với chi phí hợp lý.

Google Keyword Planner cho phép người dùng nắm được số lượng tìm kiếm của từ khóa trong một tháng hoặc lâu hơn nữa. Ngoài ra, mức độ cạnh tranh, độ khó của keyword cũng được hiển thị giúp bạn quyết định có nên lựa chọn hay không.

Google Keyword Planner là gì?
Google Keyword Planner là gì?

 

2. Ưu điểm và Nhược điểm của Google Keyword Planner

Google Keyword Planner là một trong những nguồn dữ liệu từ khóa miễn phí và chính xác nhất được rất nhiều người dùng lựa chọn. Bên cạnh ưu điểm vượt trội mang đến thì công cụ nghiên cứu từ khóa này vẫn còn một số nhược điểm đáng kể. 

2.1. Ưu điểm

  • Dễ dàng tìm kiếm từ khóa thông qua cụm từ và URL.
  • Hỗ trợ người dùng lập chiến dịch quảng cáo hiệu quả.
  • Đưa ra nhiều thông tin quan trọng phù hợp với SEO và Google Ads.
  • Có thể nghiên cứu cùng lúc số lượng lớn từ khóa.
  • Giúp SEOer đo lường hiệu suất hoạt động của từ khóa và các loại chi phí.
  • Cập nhập xu hướng từ khóa nhanh chóng.

Google keyword planner có thể nghiên cứu cùng lúc số lượng lớn từ khóa

2.2. Nhược điểm

  • Khó khăn trong việc lựa chọn từ khóa vì số lượng quá lớn.
  • Nếu muốn có được số liệu cụ thể về từ khóa, tài khoản của bạn cần hoạt động chạy quảng cáo.
  • Hạn chế về số lượng keyword đối với các ngành nhỏ.

3. Hướng dẫn chi tiết sử dụng Google Keyword Planner

Nếu bạn chưa biết cách sử dụng Google Keyword Planner, hãy theo dõi 5 bước dưới đây.

3.1. Bước 1: Truy cập Google Keyword Planner

Để có thể thực hiện tìm kiếm trên Google Keyword Planner, bạn cần phải có một tài khoản Google Ads. Hãy truy cập vào đường dẫn

Sau khi đến được trang, bạn sẽ thấy 2 công cụ “Discover New Keywords” và “Get search volume and forecasts”.  Tuy nhiên, để có thể lựa chọn được công cụ tạo ra từ khóa tiềm năng cho SEO hãy theo dõi tiếp bước 2.

3.2. Bước 2: Chọn công cụ

  • Tùy chọn Discover New Keywords

Đây là công cụ lý tưởng sẽ giúp bạn tìm kiếm các từ khóa mới cho nội dung của mình. Bạn nên nhập những từ hoặc cụm từ có tính mô tả doanh nghiệp để nhận được cơ sở dữ liệu từ nhiều ngành khác nhau. 

Ngoài ta, bạn có thể thu thập được một số từ khóa tại tùy chọn Start with a website được thiết kế cho người dùng Adwords. Kết quả sẽ được đưa đến nhanh chóng ngay khi nhấp Get results.

  • Tùy chọn Get search volume and forecasts

Tính năng này mang đến thông tin về lưu lượng truy cập từ khóa mà bạn đang muốn tra cứu. Để có thể bắt đầu sử dụng tính năng này, bạn nên lập cho mình một danh sách các từ khóa cần kiểm tra và dán vào trường tìm kiếm. 

Tuy nhiên, ở tùy chọn này bạn chỉ có thể biết được dữ liệu về từ khóa mà bạn đã nhập. Hãy chuyển sang bước thứ 3 để xem phương pháp hoạt động cũng như cách khai thác trang này nhé!

Lựa chọn công cụ phù hợp trên google keyword planner sẽ giúp bạn tối ưu được số lượng lớn từ khóa

3.3. Bước 3: Lọc và sắp xếp kết quả

Sau khi nhấn vào tìm kiếm, Google sẽ đưa ra một loạt các thuật ngữ liên quan. Nhiệm vụ của bạn lúc này là chọn lọc và phân tích. Có 4 tùy chọn bạn cần quan tâm ở đầu trang gồm:

  • Vị trí: Quốc gia mà bạn lựa chọn tiếp thị.
  • Ngôn ngữ: Ngôn ngữ được hiển thị khi bạn xem thông tin.
  • Mạng tìm kiếm: Bạn nên để thông tin là “Google”.
  • Phạm vi ngày: Lựa chọn mặc định 12 tháng là tốt nhất.

Ở phần thêm bộ lọc (Add Filter), bạn sẽ có thêm nhiều tùy chọn khác nhau được sắp xếp theo thứ tự bao gồm:

  • Keyword text: Cho phép hiển thị những từ khóa chứa một từ hoặc cụm từ nhất định.
  • Exclude Keywords in my account: Giúp bạn loại trừ các từ khóa mà bạn đã đặt giá thầu trong Adwords.
  • Exclude Adult Ideas: Bài trừ các ý tưởng chứa nội dung 18+.
  • Avg. Monthly Searches: Thống kê trung bình lượng tìm kiếm từ khóa.
  • Competition: Mục này bạn có thể lựa chọn để trống.
  • Ad Impression Share: Yếu tố này chỉ áp dụng cho Adwords nên bỏ qua.
  • Top of Page Bid: Mức giá bạn cần phải trả để quảng cáo của mình xuất hiện trên top cho từ khóa đó.
  • Organic Impression Share: Để sử dụng tính năng này, bạn cần kết nối tài khoản Google Search Console của mình với Google Adwords.
  • Organic Average Position: Xếp hạng (trung bình) cho mỗi từ khóa trên Google không phải trả tiền. Để tính năng này hoạt động cần kết nối với Google Search Console.
  • Broaden Your Search: “Mở rộng tìm kiếm của bạn” là một tính năng cho bạn về từ khóa có phần liên quan đến các cụm từ đã nhập.

Ưu điểm và Nhược điểm của Google Keyword Planner
Ưu điểm và Nhược điểm của Google Keyword Planner

3.4. Bước 4: Phân tích và lên ý tưởng Keyword

Sau khi chọn được từ khóa lý tưởng cho hoạt động xây dựng nội dung, hãy chia nhỏ các thuật ngữ này ra. Việc làm này sẽ giúp cho bạn đạt được một số mục đích nhất định khi bắt đầu thực hiện chạy quảng cáo.

3.5. Bước 5: Lựa chọn Keyword

Bước cuối cùng trong mục này chính là lựa chọn ra từ khóa phù hợp để tối ưu nội dung cho trang web của mình. Trong quá trình tìm kiếm, sẽ có rất nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến việc lựa chọn từ khóa. Dưới đây là 3 mục tiêu bạn có thể tham khảo:

  • Khối lượng tìm kiếm: Khối lượng tìm kiếm trung bình càng cao thì từ khóa đó sẽ mang lại cho bạn càng nhiều lưu lượng truy cập.
  • Mục đích thương mại: Mức độ cạnh tranh giá thầu được đề xuất cao thì càng dễ chuyển lưu lượng truy cập thành khách hàng truy cập vào trang web của bạn.
  • Cạnh tranh SEO không phải trả tiền:  Bạn hãy nghiên cứu thêm phương án để có thể đứng đầu trên bảng kết quả.

4. Các mẹo sử dụng Google Keyword Planner hiệu quả

Google Keyword Planner mang đến rất nhiều lợi ích trong việc đưa đến ý tưởng về từ khóa mới. Dưới đây là một số mẹo để tận dụng triệt để các tính năng của hệ thống này:

4.1. Mở khóa lượng tìm kiếm chính xác

Cách 1: Ước tính tần số hiển thị (Impression) CPC. Bước đầu tiên bạn cần làm là truy cập vào “Get search volumes and metrics” và nhập danh sách từ khóa. Đừng quên lựa chọn “exact match” khi thực hiện nhé!

Cách 2: Keywords Everywhere là một công cụ miễn phí từ Chrome mà bạn nên sử dụng để tăng khả năng thêm lượng tìm kiếm.

4.2. Thêm nhiều hơn 10 từ khóa liên quan một lúc

Google Keyword Planner chỉ cho phép người dùng thêm tối đa 10 từ khóa liên quan. Hãy tìm các keyword cùng lúc sau đó click vào checkbox nằm ở phía trên danh sách để thêm chúng vào kế hoạch. Cuối cùng bạn chọn “select all XXX” và bấm “Add to plan”.

4.3. Tham khảo từ khóa từ đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh là nguồn ý tưởng dồi dào mà chúng ta không thể bỏ qua. Bạn chỉ cần sao chép URL, dán vào ô tìm kiếm và chọn “Use the entire site”. Thao tác này nên được thực hiện nhiều lần để tìm ra nhiều ý tưởng từ khóa mới cho website.

4.4. Tra cứu câu hỏi mọi người quan tâm

Bạn có thể kết hợp công cụ Ahref để thêm nhiều câu hỏi hơn. Hoạt động này nên được lặp lại cho các giả định khác nhau, bạn sẽ có thêm một danh sách những câu hỏi được mọi người truy vấn nhất hiện nay.

4.5. Xem lượng từ khóa tìm kiếm ở các vùng

Nếu bạn đang SEO cho một khu vực cụ thể thì ứng dụng này không thể giúp ích được tối đa. Tuy nhiên, điều này cũng không thể làm khó được những nhà sáng tạo đa tài được. Bạn có thể dùng “Impressions” ước tính cho các khu vực  địa phương, thành phố cụ thể là sẽ có được một vài đáp án tuyệt vời

4.6. Tìm hiểu thiết bị khách hàng mục tiêu đang sử dụng

Ngày nay, đa số người dùng sẽ sử dụng nhiều thiết bị khác nhau để duyệt web. Dựa trên thông tin từ công cụ truy cập vào trang web sẽ nhận diện thiết bị phổ biến để tối ưu UX đáp ứng tốt trải nghiệm người dùng.

Một vài thao tác đơn giản sau đây sẽ chỉ cho bạn cách để giúp bạn biết được khách hàng đến với Website từ thiết bị nào nhiều nhất: Bỏ từ khóa vào Plan Overview sau đó chọn Devices rồi đến Impressions.

5. Những công cụ nghiên cứu từ khóa khác ngoài Google Keyword Planner

Ngoài Google Keyword Planner, bạn có thể tham khảo thêm một số công cụ với mức chi phí thấp dưới đây:

Những công cụ nghiên cứu từ khóa
Những công cụ nghiên cứu từ khóa

 

5.1. Ahrefs.com

Chi phí rẻ nhất cho Ahrefs.com rơi vào khoảng khoảng 100 USD/tháng. Mức giá cao đồng nghĩa với việc ứng dụng này cung cấp dịch vụ vô cùng chất lượng.

  • Độ khó của từ khóa: Ahrefs.com đưa ra cho bạn phương pháp để có thể lọt vào top 10 của Google.
  • Lưu lượng tìm kiếm: Tính theo lượng tìm kiếm với các từ khóa 
  • Tỷ lệ click trả tiền/tự nhiên: Mô tả chi tiết cho bạn chỉ số cho thấy từ khóa này có phải bỏ tiền để tăng hiệu quả quảng cáo hay không.
  • Tỷ lệ click/không click: Thống kê cụ thể tỷ lệ lựa chọn người dùng đối với keywordcủa bạn. Từ đó, bạn có thể tạo tiền đề  “chốt đơn” thông qua các từ khóa.

Chi phí rẻ nhất cho Ahrefs.com rơi vào khoảng khoảng 100 USD/tháng. Ngoài các ưu điểm nổi trội thì chi phí quá cao chính là nhược điểm mà người dùng phân vân.

5.2. Keyword.io

Keyword.io cho phép bạn sử dụng miễn phí các tính năng cơ bản của phần mềm này. Để có được nhiều thông tin hơn như lưu lượng truy cập hay tỉ lệ chuyển đổi thì bạn cần bỏ ra tầm 30-50 USD/tháng để theo dõi các số liệu trên.

5.3. Keywordshitter.com

Keywordshitter.com sẽ gợi ý những keyword chất, có thể tải list keyword không cần đăng nhập mà bất kỳ phần mềm nào có được. Tuy nhiên, tool thao tác của ứng dụng này hoạt động rất chậm. Dù có nhiều cải tiến nhưng không được khách hàng lựa chọn nhiều.

5.4. Soovle.com

Soovle.com nghiên cứu từ khóa không chỉ trên platform Google mà còn cả trên Youtube, Yahoo, Bing. Hoạt động nhanh và hỗ trợ đa dạng platform tìm kiếm. Nhược điểm lớn nhất là chỉ cho ra 10 kết quả với mỗi lượt, từ khóa có dấu bị lỗi trên kết quả của Google.

5.5. Ubersuggest

Công cụ Ubersuggest rất phù hợp với các bạn Copywriter viết bài chuẩn SEO mà không cần đăng ký tài khoản. Bạn có thể tải hoặc copy, theo dõi đầy đủ các chỉ số liên quan mà không tốn bất kỳ chi phí nào.

5.6. Google Search Console

Ngoài Google Keyword Planner còn có thêm Google Search Console. Công cụ này giúp bạn kiểm tra tình trạng từ khóa trên website có ổn không thông qua các chỉ số như Click, Impression, CTR, Rank … Ứng dụng này cung cấp thông tin đầy đủ mà chưa một công cụ nào có thể làm được.

5.7. Google Trends

Google Trends tập trung khai thác xu hướng dựa trên từ khóa bạn cung cấp nhiều hơn so với các công cụ khác. Ứng dụng này giúp bạn bắt kịp trend một cách hiệu quả và tạo ra nhiều nội dung thú vị.

Trên đây là tất cả những thông tin chi tiết về Google Keyword Planner về cách hướng dẫn A – Z cách dùng Keyword Planner trong SEO. Hy vọng kiến thức của bài viết sẽ mang đến cho bạn ánh nhìn tổng quan hơn trong quá trình sáng tạo nội dung trên Website. 

PHỔ BIẾN NHẤT