Home Điện tử Cấu tạo của bếp từ chi tiết bao gồm những bộ phận...

Cấu tạo của bếp từ chi tiết bao gồm những bộ phận nào?

Trong quá trình sử dụng bếp từ, chị em cần phải nắm bắt được cấu tạo của bếp từ gồm những bộ phận gì. Để giúp chị em sử dụng đúng cách, bảo quản hiệu quả cũng như việc dễ dàng sửa chữa nếu không may bếp bị hỏng.   Cấu tạo của bếp từ gồm các bộ phận chính đó là: thiết kế hình dáng, mặt kính, mâm từ, bảng mạch, hệ thống tản nhiệt.

Chị em nội trợ có thể không mua son, không mua túi xách hàng hiệu nhưng không thể không sắm cho căn bếp của mình 1 chiếc bếp từ tiện lợi. Bếp từ không những giúp chị em có thể thoải mái chế biến, nấu các món ăn 1 cách nhanh chóng, thơm ngon. Mà còn giúp tiết kiệm thời gian cũng như điện năng tiêu thụ hiệu quả nhất.

1. Thiết kế, hình dáng của bếp từ

Bếp từ có rất nhiều hình dáng khác nhau như hình vuông, tròn hay hình bầu dục. Với gam màu đen hiện đại, làm tô điểm thêm không gian bếp của bạn trở nên sang trọng hơn. Tùy thuộc vào bếp từ dương hay âm mà độ dày của mỗi loại bếp sẽ khác nhau. Nhưng chủ yếu sẽ rơi vào khoảng 7 đến 25cm, rất dễ lắp đặt.

Thiết kế, hình dáng của bếp từ
Thiết kế, hình dáng của bếp từ

 

Bề mặt trên cùng của bếp được cấu tạo bằng lớp kính chịu nhiệt, chịu va đập tốt, dày 4 đến 7cm. Trên mặt kính có chứa các vùng nấu cũng như bảng điều khiển, nút bấm. Giúp bạn dễ dàng sử dụng, điều khiển bếp.

2. Mặt kính bếp từ

Cấu tạo của bếp từ tiếp theo mà chị em nên quan tâm đó chính là mặt kính. Nếu chiếc bếp từ của bạn được trang bị một mặt kính cao cấp chống trầy xước, chịu lực và nhiệt tốt. Thì đó chính là kính ceramic. Bạn có thể dễ dàng nhìn thấy được các dòng bếp từ Kanzler được trang bị loại mặt kính này. Vừa góp phần giúp bếp từ trở nên đẹp hơn vừa giúp bảo vệ thân bếp, các linh kiện phía trong bếp. 

Đây cũng chính là lý do khiến nhiều chị em nội trợ lựa chọn các mẫu bếp từ được trang bị mặt kính tốt,  chống nhiệt, chống va đập. Cũng chính vì mặt kính dễ bị xước nhất nên khi sử dụng chị em tránh để những vật nhọn như dao, kéo trên mặt kính nhé. Trong quá trình lau chùi bếp nên sử dụng khăn vải lau mềm thay vì dùng vải cứng, nùi sắt.

3. Mâm từ

Mâm từ là 1 linh kiện, dụng cụ tạo ra từ trường nhờ cấu tạo cuộn dây có dòng điện chạy qua. Trong mâm từ có một lõi dẫn từ được chế tạo bằng vật liệu từ mềm. Giúp nam châm điện có thể dễ dàng điều khiển khi có dùng điện chạy qua. Nó được ứng dụng vào thực tế khá phổ biến như ngành công nghiệp chế tạo, sản xuất đồ gia dụng trong đó có bếp từ, bếp hồng ngoại, nồi cơm điện, bếp điện mâm nhiệt…. 

Mặt kính bếp từ
Mặt kính bếp từ

 

Mâm từ sẽ được đặt dưới mặt kính của bếp. Là một cuộn dây từ bằng kim loại, có thể là dây đồng. Chúng liên kết với nhau và tạo thành 1 hình tròn tương đối bằng phẳng. Có kích thước từ 30cm trở xuống và dày khoảng 4cm. Nhờ được trang bị mâm từ nên các loại bếp từ nói chung có thể tiết kiệm năng lượng hơn so với bếp ga, bếp điện thông thường. 

4. Hệ thống tản nhiệt

Một bộ phận cấu tạo của bếp từ vô cùng quan trọng đó chính là hệ thống tản nhiệt. Bao gồm các khe thoát nhiệt ở thân bếp, thanh và quạt tản nhiệt. Mỗi chi tiết đều có chức năng và nhiệm vụ làm mát bếp từ. 

Những bộ phận của hệ thống tản nhiệt là 1 vòng tuần hoàn lặp đi lặp lại. Đưa khí nóng ra bên ngoài và mang khí mát vào trong bếp. Giúp làm giảm nhiệt hiệu quả trong quá trình bếp từ hoạt động.

  • Quạt tản nhiệt: Bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống tản nhiệt. Tiếng ồn của quạt tản nhiệt càng nhỏ chứng tỏ bếp từ càng tốt. Thông thường sẽ được chia thành 2 loại quạt khác nhau đó là quạt lòng sóc và quạt đồng trục.
  • Thanh tản nhiệt: Là khối kim loại được gắn liền với quạt tản nhiệt và có nhiệm vụ ép không khí lưu thông liên tục. 
  • Khe thoát nhiệt ở thân bếp: Nếu để ý chi tiết hình dáng của bếp từ. Chị em sẽ nhìn thấy các khe thoát nhiệt ở hai bên thân bếp. Khe thoát nhiệt giúp không khi thoát ra và vào trong dễ dàng hơn.

5. Bo mạch bếp từ

Trong cấu tạo của bếp từ thì bo mạch là bộ phận lớn nhất và dễ dàng nhận biết được. Bo mạch chính bao gồm nguồn điện và mạch chỉnh lưu, guồn chuyển mạch ngắt mở, nguồn xung, sò công suất IGBT. Tụ điện, cuộn dây, cảm biến nhiệt độ, khối vi xử lý MUC, quạt làm mát…

Hệ thống tản nhiệt
Hệ thống tản nhiệt

 

Bo mạch điều khiển đóng vai trò rất quan trọng, nó quyết định toàn bộ hoạt động của bếp từ. Mạch điện bếp từ làm nhiệm vụ cung cấp dòng điện có tần số cao cho cuộn cảm bếp từ. Là bộ phận nhận lệnh thao tác của người dùng thông qua bảng điều khiển các phím bấm. So với bo mạch chính thì bo mạch điều khiển có cấu tạo đơn giản hơn rất nhiều. Các linh kiện chủ yếu của bo mạch điều khiển là đèn led hiển thị và các phím bấm chọn chức năng nấu.

Qua bài viết trên đây hy vọng chị em nội trợ đã phần nào nắm được cấu tạo của bếp từ. Để có thể lựa chọn cho mình một chiếc bếp phù hợp với túi tiền, nhu cầu nấu nướng. Cũng như việc vệ sinh, bảo vệ bếp trong quá trình sử dụng được tốt hơn. Nhằm hạn chế tối đa những hỏng hóc đáng tiếc.

PHỔ BIẾN NHẤT